Các mẫu giấy chứng nhận xuất xứ trong xuất nhập khẩu

cac-mau-giay-chung-nhan-xuat-xu-trong-xuat-nhap-khau-vanchuyenvietlao

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, bạn sẽ thường nghe đến cụm từ “Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá”. Vậy bạn đã biết giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá dùng để làm gì chưa? Có các mẫu giấy chứng nhận xuất xứ nào trong xuất nhập khẩu? Hãy Vận chuyển Việt Lào tìm hiểu những thắc mắc trên thông qua bài viết sau nhé!

Giấy chứng nhận xuất xứ là gì?

Giấy chứng nhận xuất xứ hay còn gọi là Certificate of Origin, viết tắt là C/O. Trong hoạt động thương mại quốc tế, C/O là một loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hoá được sản xuất tại một quốc gia nào đó. Được cấp bởi bộ Công Thương hoặc các tổ chức khác được uỷ quyền.

Bên cạnh đó, C/O còn có chức năng giúp các loại hàng hoá khi nhập khẩu vào một quốc gia sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi đặc biệt, dựa trên các hiệp định thương mại giữa các quốc gia với nhau.

Có mấy loại giấy chứng nhận xuất xứ

Hiện nay có 2 loại C/O, bao gồm: C/O ưu đãi và C/O không ưu đãi. Tuỳ vào trường hợp xuất khẩu sẽ áp dụng mỗi loại C/O khác nhau:

  • C/O không ưu đãi: C/O chỉ chứng minh được xuất xứ hàng hoá được sản xuất tại một quốc gia nào đó, không có được hưởng thuế suất ưu đãi.
  • C/O ưu đãi: C/O ngoài chứng minh xuất xứ hàng hóa, hàng hoá khi nhập khẩu vào một quốc gia sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi hoặc được miễn thuế. C/O ưu đãi được áp dụng dựa trên các hiệp định thương mại giữa các nước ký kết với nhau.

Các mẫu giấy chứng nhận xuất xứ phổ biến

C/O form A

C/O form A là loại giấy chứng nhận xuất xứ giúp bạn có thể được hưởng ưu đãi thuế GSP của các nước thành viên EU, Nhật Bản, Canada, Nga, Belarus, New Zealand. Loại giấy chứng nhận này được cấp dựa trên hệ thống ưu đãi phổ cấp GSP. 

cac-mau-giay-chung-nhan-xuat-xu-co-form-a-vanchuyenvietlao

C/O form B

C/O form B là trong các mẫu giấy chứng nhận xuất xứ được cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi. Được áp dụng các trường hợp:

  • Quốc gia nhập khẩu không có chế độ ưu đãi GSP
  • Việt Nam không được hưởng ưu đãi đối với các quốc gia nhập khẩu có GSP.
  • Trong trường hợp quốc gia nhập khẩu có ưu đãi GSP và ưu đãi dành cho Việt Nam, tuy nhiên hàng hoá không đáp ứng được quy định.

cac-mau-giay-chung-nhan-xuat-xu-co-form-b-vanchuyenvietlao

C/O form D

C/O form D là một trong các mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Đây là một loại giấy chứng nhận xuất xứ được cấp bởi Cơ quan có thẩm quyền cấp cho các loại hàng hoá xuất khẩu sang các nước ASEAN được hưởng mức thuế ưu đãi theo hiệp định CEPT.

cac-mau-giay-chung-nhan-xuat-xu-co-form-d-vanchuyenvietlao

C/O form E

C/O form E là loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá được cấp dựa trên hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc (ACFTA). Theo đó, hàng hoá có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc và ngược lại sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi đặc biệt hoặc miễn thuế. 

cac-mau-giay-chung-nhan-xuat-xu-co-form-e-vanchuyenvietlao

C/O form AK

C/O form AK là một trong các mẫu giấy chứng nhận xuất xứ được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng khi xuất khẩu hàng hoá sang Hàn Quốc. Theo đó, hàng hoá có nguồn xuất xứ từ Việt Nam hoặc các nước ASEAN khi nhập khẩu vào Hàn Quốc hoặc ngược lại sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi khi theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc.

cac-mau-giay-chung-nhan-xuat-xu-co-form-ak-vanchuyenvietlao

C/O form AJ

C/O form AJ là loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá được cấp theo Hiệp định Thương mại đa phương ACCEP. Hàng hoá có xuất xứ tại Việt Nam và các nước ASEAN khi nhập khẩu vào Nhật Bản sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi hoặc miễn thuế và ngược lại.

cac-mau-giay-chung-nhan-xuat-xu-co-form-aj-vanchuyenvietlao

C/O form VJ

C/O form VJ – một trong các mẫu giấy chứng nhận xuất xứ phổ biến ở Việt Nam. Theo đó, hàng hoá được sản xuất tại Việt Nam khi xuất khẩu sang Nhật Bản sẽ được hưởng mức thuế suất ưu đãi hoặc miễn thuế dựa theo Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) và ngược lại.

cac-mau-giay-chung-nhan-xuat-xu-co-form-vj-vanchuyenvietlao

C/O form VK

C/O form VK là một loại C/O được cấp cho các loại hàng hoá có nguồn gốc xuất xứ tại Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc và ngược lại. C/O form VK được Bộ Công Thương cấp dựa trên Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA). Khi sử dụng C/O này, các doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu hai quốc gia sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí khi xuất nhập khẩu.

cac-mau-giay-chung-nhan-xuat-xu-co-form-vk-vanchuyenvietlao

C/O form AANZ 

Một trong các mẫu giấy chứng nhận xuất xứ phổ biến được sử dụng ở Việt Nam phải kể đến C/O form AANZ. Đây là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá được cấp dựa trên Hiệp định Thương mại đa phương AANZFTA giữa các nước ASEAN, Australia, New Zealand. Các loại hàng hoá giữa các nước này khi xuất nhập khẩu với nhau sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi theo các điều khoản của hiệp định đã ký kết.

cac-mau-giay-chung-nhan-xuat-xu-co-form-aanz-vanchuyenvietlao

 C/O form S

C/O form S là một loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá được sử dụng khi xuất khẩu sang Lào. Được ban hành dựa theo Hiệp định Việt Nam – Lào. Dựa vào C/O sẽ xác định được nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá để áp dụng thuế suất ưu đãi theo thoả thuận đã được ký kết.

cac-mau-giay-chung-nhan-xuat-xu-co-form-s-vanchuyenvietlao

Ngoài các mẫu giấy chứng nhận xuất xứ được kể trên, còn có các loại C/O như C/O form VC (Việt Nam – Chile); C/O form T (áp dụng với hàng dệt may khi xuất sang EU); C/O form Venezuela; C/O form Peru.

Quy trình xin cấp các mẫu giấy chứng nhận xuất xứ

Bước 1: Khai báo hồ sơ trên hệ thống

Những doanh nghiệp lần đầu xin cấp C/O, hãy điền đầy đủ thông tin Bộ hồ sơ Thương nhân và nộp cho bộ phận C/O. Bên cạnh đó, nộp thêm 1 bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh + 1 bản sao giấy đăng ký mã số thuế của doanh nghiệp.

Bước 2: Nộp hồ sơ cho VCCI

Doanh nghiệp cần nộp đầy đủ bộ hồ sơ bao gồm:

  • Đơn xin cấp C/O đã điền đầy đủ thông tin
  • Mẫu C/O đề nghị cấp.
  • Hoá đơn thương mại
  • Tờ khai hải quan xuất khẩu
  • Packing list
  • Vận đơn
  • Và một số loại giấy tờ khác như hợp đồng mua bán, giấy phép xuất khẩu….

Bước 3: Hệ thống VCCI sẽ cấp số C/O cho doanh nghiệp khi hoàn thành kê khai trên hệ thống.

Bước 4: Nộp hồ sơ cho Bộ Công Thương và chờ VCCI cấp phép

Trên đây là toàn bộ thông tin về các mẫu giấy chứng nhận xuất xứ trong hoạt động xuất nhập khẩu mà Vận chuyển Việt Lào muốn gửi đến bạn đọc. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá và cách áp dụng. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 0789 377 386

Rate this post
Nguyễn Toàn